Bí quyết giúp bạn chọn được công việc phù hợp

ận dụng những điều kiện đang có để tham quan thực tế nghề nghiệp ở các công ty, tìm hiểu thêm thực tế nghề nghiệp qua một số cá nhân trong nghề.
1. Dành thời gian lựa chọn nghề nghiệp tương lai

Việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai là vô cùng quan trọng vì công việc là một phần quan trọng của cuộc sống. Chọn lựa nghề nghiệp không phù hợp sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực như thất nghiệp, không phát triển được nghề nghiệp, lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức…Vì vậy, bạn hãy dành thời gian cho những điều bạn xem là quan trọng.

2. Loại bỏ những vấn đề sai lầm khi chọn nghề

Chọn nghề chỉ có ở bậc đại học, chọn nghề theo “mác”, theo “nhãn”, theo phong trào mà không biết nghề đó có phù hợp với mình không, chọn nghề theo sự áp đặt hoặc rủ rê của người khác, chọn nghề theo may rủi bằng những phương pháp ngẫu nhiên, chọn nghề không phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích của mình, chọn nghề mà không quan tấm đến điều kiện gia đình và nhu cầu xã hội.

3. Xác định bản thân phù hợp với ngành nghề nào

Hãy bắt đầu từ sở thích, tính cách và điều kiện của mình để chọn ra nghề nào thích hợp nhất. Các bạn có thể làm những bài trắc nghiệm về nghề nghiệp. Dựa trên cơ sở năng lực, sở thích, quan điểm, nguyên tắc sống của bạn

nhóm ngành nghề phù hợp với bạn.
Ngoài ra, việc chọn nghề còn phải xét đủ những điều kiện vật chất, xã hội, kinh tế…ở xung quanh ta, và phối hợp với nhiều phương pháp khác để đạt được hiệu quả cao nhất.
Hãy tham khảo ý kiến của thầy cô, gia đình, bạn bè…để đánh giá các sở thích và khả năng của mình phù hợp với ngành nghề nào. Tận dụng những điều kiện đang có để tham quan thực tế nghề nghiệp ở các công ty, tìm hiểu thêm thực tế nghề nghiệp qua một số cá nhân trong nghề.

4. Xác định mục tiêu nghề nghiệp

Bạn đã lựa chọn được nghề nghiệp của mình. Bây giờ bạn hãy xác định mục tiêu cụ thể bạn muốn đạt tới trong nghề nghiệp và bắt đầu một kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó. Bạn muốn trở thành một tiến sĩ hay một doanh nhân thành đạt? Bạn thích thu nhập cao hay cơ hội phát triển nghề nghiệp, cả 2, hay còn điều khác nữa? Hãy xem xét kỹ mình mong muốn điều gì ở tương lai.

5. Tìm hiểu về những ngành nghề mà mình lựa chọn

– Tên nghề và những nghề nghiệp chuyên môn thường gặp trong nghề.
– Mục tiêu đào tạo và nội dung đào tạo của ngành nghề
– Nhu cầu thị trường lao động đối với ngành nghề đó
– Những phẩm chất và kỹ năng cần thiết để tham gia lao động trong nghề
– Những nơi đào tạo ngành nghề từ hệ công nhân kỹ thuật đến bậc đại học
– Đánh giá hướng phát triển của ngành nghề bạn muốn theo đuổi
– Học phí, học bổng
– Bằng cấp và cơ hội học lên cao
– Thời gian đào tạo và phương thức đào tạo
– Tìm hiểu các khối thi tuyển sinh đầu vào, điểm trúng tuyển của ngành nghề đó trong 3 năm liên tiếp.
– Những nơi có thể làm việc sau khi học ngành nghề
– Những chống chỉ định y học
– Cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, quá trình đào tạo của nhà trường
– Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành nghề đó có việc làm, thành phần công việc, mức lương…

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *