Những từ tuyệt đối không nên viết trong CV

Các nhà tuyển dụng có thể cảm thấy bất an trước những ứng cử viên không ngại để lộ “tham vọng” cá nhân từ quá sớm.


1. Điểm trung bình GPA: 7/10

Khi bạn đã tốt nghiệp, điểm số thực chất không còn mang nhiều ý nghĩa. Ngoại trừ trường hợp bạn mới ra trường và có số điểm cực kỳ xuất sắc, hãy bổ sung điểm tổng kết vào CV nếu muốn gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng. Nhưng nếu đã có từ 3 năm thâm niên làm cựu sinh viên, hoặc nếu điểm số của bạn chỉ loanh quanh dưới 8, hãy cẩn thận trước quyết định này.

2. Chăm chỉ, thật thà

Làm việc chăm chỉ, đương nhiên tốt. Nhưng sao bạn không nghĩ tới việc chứng mình luận điểm đó bằng những bằng chứng cụ thể? Mc Donald gợi ý: “Hãy nêu những ví dụ về khả năng làm việc phi thường của bạn, thay vì chỉ thao thao bất tuyệt những từ ngữ rỗng tuếch.”
Thật thà là một trong những thứ bạn cần thể hiện bằng hành động chứ không phải chỉ nói suông. Friedman chia sẻ hóm hỉnh: “Bạn vẫn có thể trở nên nổi bật với một CV – thật thà nếu các ứng viên khác tự mô tả bản thân là hay nói dối hoặc lươn lẹo.”

3. Mục tiêu nghề nghiệp

Đừng quá tập trung vào việc mô tả mục tiêu nghề nghiệp của mình, mục tiêu của bạn là gì nếu không phải có được công việc này? Các nhà tuyển dụng luôn trong tư thế sẵn sàng được biết về kỹ năng và kinh nghiệm làm việc của bạn. Do đó, đừng dại mà chen chân vào mối quan tâm hàng đầu của họ bằng những câu chữ vô giá trị.
Chuyên gia tư vấn nghề nghiệp Amanda Augustine của trang TopResume.com cũng chia sẻ: “Đọc CV mà đập vào mắt là những yêu sách và đòi hỏi quyền lợi của ứng viên thì chắc chẳng ai muốn đọc tiếp.”

4. Sở thích

Chả ai quan tâm đâu, bạn thân mến. Nếu sở thích đó không liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển thì đừng nên lãng phí giấy của mình và thời gian của nhà tuyển dụng.

5. Có trách nhiệm trong khâu

Bạn biết không, trong mắt những nhà tuyển dụng, cụm từ này luôn đồng nghĩa với “khả năng chấp nhận được trong khâu…”. Còn một bản CV nào chán hơn một tờ giấy liệt kê từ đầu chí cuối những nhiệm vụ cơ bản và nhạt nhẽo của một công việc đơn thuần? Liệu ai sẽ có đủ kiên nhẫn để đọc hết đống chữ khô khan đó?
Theo bà Alyssa Gelbard – nhà sáng lập kiêm chủ tịch hãng tư vấn nghề nghiệp Resume Strategists cho biết, những từ ngữ như vậy không chỉ làm mờ cá tính mà còn che khuất đi những kinh nghiệm thực sự của bạn: “Hãy tỏ ra trực tiếp và chuẩn xác bằng những từ chủ động mô tả thành tích của bản thân.”. Ví dụ, thay vì ghi là “Có trách nhiệm đào tạo thực tập sinh…”, hãy viết “Đào tạo thực tập sinh…”

6. Tham vọng

Friedman khẳng định, đây là một trong những từ tưởng như gây ấn tượng mạnh nhưng thực chất lại hoàn toàn phản tác dụng trên CV: Các nhà tuyển dụng có thể cảm thấy bất an trước những ứng cử viên không ngại để lộ “tham vọng” cá nhân từ quá sớm.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *